Trang chủ 

Chính sách XNK

Chính sách thuế

Tra cứu hàng hóa

Thủ tục hải quan

Xử lý VPHC

THỦ TỤC HẢI QUAN
Luật HQ và VB HD
Xử lý  VPHC
Hàng kinh doanh
Hàng gia công
Hàng dệt may
Thủ tục HQ điện tử
Khu CN-chế xuất
Dán tem hàng NK
Hàng cấm XK, NK
 

Trang chủ

Tra cứu hàng hóa

Chính sách XNK

Chính sách thuế

Phân tích phân loại

Báo cáo kiểm soát

Văn bản pháp quy

Đầu tư nước ngoài

Đầu tư trong nước

 

Liên kết website

 

 

 

   Tra cứu văn bản

  Quy trình thủ tục hải quan điện tử

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

 

Hàng kinh doanh

Hàng gia công

Hàng bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế

Hàng dán tem nhập khẩu

Hàng sản xuất, xuất khẩu

Hàng mậu dịch - quà biếu

Hàng tạm nhập tái xuất

Quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo

Hướng dẫn khai báo tờ khai

Hàng dệt may

Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

Văn bản liên quan đến ICD

Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu

Thủ tục vận tải quốc tế

Sở hữu trí tuệ, nhãn mác hàng hóa

Ngoại thương

Kiểm tra sau thông quan

Thủ tục Hải quan điện tử

CHÍNH SÁCH XNK HÀNG HOÁ

 

A./ Quy định chung:

Tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (kể cả có thuế và không có thuế) đều phải khai báo làm thủ tục hải quan.Việc kê khai phải đảm bảo đầy đủ, chi tiết về đặc điểm, số lượng, trọng lượng, trị giá, quy cách, phẩm chất và mã số của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành.

 

TT

Loại hình xuất nhập khẩu

Mẫu tờ khai

1

Nhập khẩu

HQ/2002- NK

2

Xuất khẩu

HQ/2002- XK

3

Phi mậu dịch

HQ/2002- PMD

4

Hành khách xuất nhập cảnh

CHY- 2000

 

B./ Chính sách đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mục đích kinh doanh:

I./ Điều kiện được hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Các doanh nghiệp đều có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh nếu được cấp mã số xuất nhập khẩu.

* Lưu ý:

Khi kê khai hồ sơ đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế, doanh nghiệp phải ghi rõ có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để được cấp “Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu ”.

II./ Chính sách đối với hàng hoá nhập khẩu :

            1./ Hồ sơ nhập khẩu (cách sắp xếp hồ sơ):

- Tờ khai hải quan: 2 bản chính

- Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 1 bản chính, 1 bản sao.

- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính + 01 bản sao

- Tờ khai trị giá: 01 bản chính

- Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính (đối với trường hợp hàng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt)

- Hợp đồng thương mại: 01 bản sao

- Giấy phép (đối với trường hợp hàng nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép): 01 bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu; bản chính nếu nhập khẩu một lần)

- Vận tải đơn : 1 bản sao

* Chứng từ nộp thêm:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra chất lượng), kiểm dịch động thực vật: 01 bản chính

- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác nhập khẩu): 01 bản chính.

- Hạn ngạch nhập khẩu (đối với hàng hóa được áp dụng thuế suất trong hạn ngạch). 

- Các giấy tờ khác theo quy định có liên quan phải có: 01 bản chính.

2./ Thời hạn nộp thuế:

2.1/ Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:

Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.

2.2/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu:

2.2.1/ Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường hợp sau:

2.2.1.1/ Đối tượng nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh.

2.2.1.2/ Hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.

2.2.2/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế:

Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.

2.2.2.1/ Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.

2.2.2.1.1/ Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày là đối tượng nộp thuế phải có bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày. Đối tượng nộp thuế có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan địa phương để báo cáo Tổng cục hải quan xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

2.2.2.1.2/ Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản phẩm thì bị xử lý như sau:

- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 (tính từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan) đến ngày nộp thuế;

- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất).

Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc hơn 275 ngày nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số thuế đã nộp khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xử phạt như nêu trên.

2.2.2.2/ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn).

          Trường hợp doanh nghiệp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế của hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì bị xử lý như sau:

- Hàng hóa không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 (tính từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan) đến ngày nộp thuế;

- Hàng hóa đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất).

2.2.2.3/ Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác (bao gồm cả hàng hoá là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) ngoài hai trường hợp nêu tại điểm 2.2.1 và 2.2.2 trên đây thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.

2.2.3/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với đối tượng nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế:

2.2.3.1/ Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn quy định đối với từng trường hợp nêu tại điểm 2.2 Mục này. Hết thời hạn bảo lãnh trong trường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp thuế trong trường hợp thời hạn bảo lãnh bằng hoặc dài hơn thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh hoặc hết thời hạn nộp thuế theo quy định trên đây.

2.2.3.2/ Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.

2.3/ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác:

2.3.1/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.

2.3.2/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Thông tư này và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ.

2.3.3/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế theo từng ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm 1 và 2 Mục này.

2.3.4/ Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...) thì đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan hải quan; đồng thời cơ quan hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định.

Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan hoặc sẽ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp kết quả giám định đúng với kết luận của cơ quan hải quan.

      3./ Các trường hợp miễn thuế: ( Khoản I, phần D Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007)

. Thủ tục, trình tự giải quyết miễn thuế:

Căn cứ quy định miễn thuế nêu tại Mục I Phần D Thông tư này (trừ điểm 5); Căn cứ vào Danh mục vật tư xây dựng; Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu; Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xác định hàng hóa nào trong nước chưa sản xuất được; Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; và văn bản hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện do Bộ Thương mại ban hành, đối tượng nộp thuế tự kê khai và nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan hồ sơ sau đây:

          - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (đối tượng nộp thuế tự chịu trách nhiệm về bản danh mục này);

          - Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của đối tượng nộp thuế;

          - Giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá) trong đó có quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu;

          - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có).

          Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ vào hồ sơ doanh nghiệp nộp, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện việc miễn thuế cụ thể cho từng lô hàng.

          Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai không đúng với quy định hiện hành thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan tính lại và thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế, đồng thời xử phạt vi phạm về thuế theo quy định hiện hành.

4./ Danh mục hàng cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện:

a./Danh mục hàng cấm nhập khẩu:

 

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

1

Vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

(Bộ Quốc phòng công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

2

Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải); các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. 

(Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

3

Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

-  Hàng dệt may, giày dép, quần áo

-  Hàng điện tử

-  Hàng điện lạnh

-  Hàng điện gia dụng

-  Thiết bị y tế

-  Hàng trang trí nội thất

    -  Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất    dẻo và chất liệu khác.

(Bộ Thương mại cụ thể hoá các mặt hàng trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

-  Hàng hoá là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

(Bộ Bưu chính, Viễn thông cụ thể hoá mặt hàng và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

4

Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

5

Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên.

(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

6

Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:

- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy;

  (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

-  Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới);

   (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

-  Xe đạp;

   (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

-   Xe hai bánh, ba bánh gắn máy;

   (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

-  ô tô cứu thương;

  (Bộ Giao thông Vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

- ô tô các loại: đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu; bị đục sửa số khung, số máy.

- ô tô quá 5 năm sử dụng

7

Phế liệu, phế thải,  thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.

(Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

8

Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.

(Bộ Xây dựng công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

 

9

Hoá chất độc Bảng I được quy định trong Công ước vũ khí hoá học (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi rõ mã số HS dùng trong Biên thuế xuất nhập khẩu).

b./ Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện ( phụ lục số 02 và 03 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006)

 III./Chính sách đối với hàng xuất khẩu:

1./Hồ sơ xuất khẩu:

- Tờ khai xuất khẩu: 02 bản chính;

 Trường hợp cụ thể nộp thêm các chứng từ sau:

- Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 0 bản chính +01 bản sao

- Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản.

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao.

- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính

      2./ Các mặt hàng cấm xuất  khẩu:

 

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

1

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

(Bộ Quốc phòng công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

2

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

3

Các loại văn hoá phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục ghi  mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

4

 

Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

 

5

 

 

Động vật, thực vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục và ghi mã số HS  đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

6

Các loài thủy sản quý hiếm.

(Bộ Thuỷ sản công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

7

Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.

(Bộ Thương mại và Ban Cơ yếu Chính phủ hướng dẫn thực hiện).

8

Hoá chất độc bảng I được quy định trong Công ước cấm vũ khí hoá học (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS dùng trong biểu thuế xuất nhập khẩu).

3./ Hàng hoá xuất khẩu theo Giấy phép của Bộ Thương mại:

­Hàng hóa thuộc danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại khu vực biên giới với các nước láng giềng; hàng hoá viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.

 I.  HÀNG XUẤT KHẨU:

 A. GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU:

 

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

1

Hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường có hạn ngạch do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

(Bộ Thương mại cùng Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện).

2

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

 B. GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU TỰ ĐỘNG: 

Bộ Thương mại công bố danh mục hàng hoá áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

II.  HÀNG NHẬP KHẨU :

A. GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU: 

 

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

1

Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

2

Xe 2, 3 bánh gắn máy từ 175 cm3 trở lên.

(Bộ Thương mại cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu và hướng dẫn thực hiện; Bộ Công an quy định và công bố các đối tượng được phép đăng ký sử dụng).

3

Súng đạn thể thao (theo quyết định phê duyệt của Ủy ban Thể dục Thể thao).

 B. GIẤY PHÉP THEO CHẾ ĐỘ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN 

 

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

1

Muối

2

Thuốc lá nguyên liệu

3

Trứng gia cầm

4

Đường tinh luyện, đường thô

4./ Thủ tục cấp C/O hàng xuất khẩu:

a.       Cơ quan cấp C/O:

      - Đối với hàng sản xuất tại các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất: Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất cấp (trừ C/O Form A; E và S).

      - Đối với hàng sản xuất ngoài các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất:

      + Phòng quản lý xuất nhập khẩu các Khu vực thuộc Bộ Thương mại cấp. Cụ thể:

TT

Loại C/O

Đối tượng cấp

1

Form A

Giày dép xuất vào EU

2

Form D

Hàng xuất vào các nước ASEAN

3

Form E

Hàng xuất vào Trung Quốc

4

Form S

Hàng xuất khẩu vào Lào

      + Các trường hợp khác do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp.

      b.Hồ sơ đề nghị cấp C/O:

- Giấy chứng nhận đã được khai hoàn chỉnh (theo mẫu của Bộ Thương mại) .

- Tờ khai Hải quan đã hoàn thành thủ tục Hải quan: 1 bản sao;

            - Hoá đơn thương mại:1 bản sao;

            - Vận đơn:1 bản sao;

- Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá do tổ chức giám định hàng hoá cấp (trong trường hợp cơ quan cấp C/O cần kiểm tra xuất xứ hàng hóa).

5./ Xuất khẩu hàng dệt may:

Hàng dệt may xuất khẩu vào một số thị trường có hạn ngạch như Hoa Kỳ; EU; Canada; Thổ Nhĩ Kỳ… phải có hạn ngạch do Bộ thương mại cấp.

      a. Điều kiện cấp hạn ngạch:

      - Doanh nghiệp có năng lực sản xuất hàng dệt may.

      - Không vi phạm các quy định hiện hành và vi phạm liên quan đến hạn ngạch của năm trước.

      - Đăng ký cấp hạn ngạch tại Bộ Thương mại (theo mẫu của Bộ Thương mại)

      b./ Hình thức cấp hạn ngạch:

      - Quota xuất khẩu độc lập cho từng doanh nghiệp.

      - Quota xuất khẩu trong liên kết chuỗi. Trường hợp này phải ghi mức quota của doanh nghiệp trong liên kết chuỗi. Doanh nghiệp có thể tham gia liên kết chuỗi sau khi nhận đủ quota.

      * Lưu ý:

      Mức hạn ngạch và chủng loại hàng dệt may có hạn ngạch thay đổi theo từng năm.

C./ Chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có mục đích kinh doanh (phi mậu dịch):

      1./ Chính sách xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch:

      - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch phải là những mặt hàng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện theo các danh mục nêu tại điểm 6 phần II và điểm 2, 3 phần III mục B nêu trên.

- Hàng nhập khẩu phi mậu dịch có thuế phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa.

a./ Định mức miễn thuế hàng xuất khẩu:

- Hàng xuất khẩu là quà biếu, quà tặng:

+ Trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức.

+ Trị giá không vượt quá 1 (một) triệu đồng đối với cá nhân.

b./ Định mức miễn thuế hàng nhập khẩu:

- Hàng nhập khẩu là quà biếu, quà tặng:

+ Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với hàng tặng cho tổ chức Việt Nam.

+ Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với hàng tặng cho cá nhân Việt Nam.nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.

Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế theo quy định trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt trừ một số trường hợp được miễn thuế toàn bộ:

+ Đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt đồng bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể

+ Lô hàng quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương

 

2./ Chính sách xuất nhập khẩu phi mậu dịch của khách xuất cảnh, nhập cảnh:

a./ Định mức miễn thuế của người nhập cảnh:

TT

Vật dụng

Định mức

Ghi chú

1

Rượu, đồ uống có cồn:

- Rượu từ 220  trở lên:

- Rượu dưới 220:

- Đồng uống có cồn, bia:

 

1,5 lít

2 lít

3 lít

Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này

2

Thuốc lá:

- Thuốc lá điếu

- Xì gà:

- Thuốc lá sợi

 

400 điếu

100 điều

500 gr

Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này

3

Chè, cà phê:

- Chè:

- Cà phê:

 

5 kg

3 kg

Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này

4

Quần áo, đồ dùng cá nhân

Phù hợp mục đích chuyến đi

 

5

Vật phẩm khác ngoài danh mục 1, 2, 3, 4 bảng định mức này (không thuộc danh mục cấm NK, NK có điều kiện).

Tổng trị giá dưới 5 triệu đồng

 

      * Lưu ý:

        - Cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngoài tiêu chuẩn hành lý miễn thuế theo định mức trên còn được xét miễn thuế số hàng hóa mang theo trị giá không quá 1 triệu đồng để làm quà biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Hành lý của người nhập cảnh (vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích của chuyến đi) phải khai báo hải quan trong các trường hợp:

- Vượt định mức miễn thuế

- Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi.

- Dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập

- Mang theo thuốc gây nghiện.

- Mang theo thuốc chữa bệnh trên 30 USD.

- Mang theo ngoại tệ trị giá trên 3.000 USD hoặc trên 5.000.000VND; vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu từ 300 g đến 1kg. Riêng vàng khối, vàng thỏi, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu từ 1 kg trở lên phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước (đối với người xuất cảnh) hoặc phải gửi phần vượt tại Kho ngoại quan (đối với người nhập cảnh).

      b./Xuất khẩu phi mậu dịch của người xuất cảnh:

      Thủ tục khai báo như đối với hàng phi mậu dịch nhập khẩu. Riêng định mức hành lý của người xuất cảnh không giới hạn định mức hành lý (trừ các vật phẩm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện).


Đầu trang...

Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn khác

Luật thuế xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác

 

Chính sách XNK     Chính sách thuế    Tra cứu hàng hóa   |   Thủ tục hải quan  |   Xử lý hành chính

Website được xây dựng bởi Hải quan Cảng 2-bản quyền hải quan Cảng Hải Phòng KVII-mọi việc sao chép sử dụng phải được xin phép tác giả
Copyright © 2005 Chi đoàn Hải quan KVII
Hiển thị tốt nhất với IE 5.0 trở lên ở độ phân giải 800x600